Các biện pháp xử lý vấn đề NẮNG NÓNG cho vật nuôi

15/06/2016 10:11:30

Nắng nóng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả chăn nuôi. Chúng ta cần có những biện pháp sử lý thích hợp để chăn nuôi thành công trong mùa nắng nóng.

 Sử lý vấn đề nắng, nóng cho vật nuôi trong mùa hè

 

1.    Sự ảnh hưởng của nắng, nóng tới vật nuôi:

1.1          Vật nuôi bị chết nóng

 

Dư luận đang nghi vấn về việc có sự móc nối kê khống số gà chết hưởng tiền đền bù.

                    -       Vật nuôi có thể bị chết nóng trong chuồng nuôi, đặc biệt là giai đoạn vỗ béo.

-       Gà thịt giai đoạn vỗ béo và nuôi trong chuồng kín, cần lắp đặt hệ thống báo động khi điện lưới mất để kịp thời kích hoạt nguồn điện dự phòng. Nếu sau chỉ 30 phút chuồng mất điện và không được thông gió, gà có thể bị chết > 50%.

-       Gia súc (giống, thịt) bị chết trên đường vận chuyển.

1.2          Bệnh tật gia tăng

-       Rất nhiều bệnh gia tăng trong mùa hè như PRRS (Lợn tai xanh), Suyễn lợn, Tụ huyết trùng, CRD, ORT, .v.v…

1.3          Hiệu suất chăn nuôi giảm 5 – 10%

-       Tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng, sản lượng sữa giảm

-       Trọng lượng xuất chuồng giảm, FCR tăng

-       Năng suất chăn nuôi trên cùng diện tích chuồng nuôi giảm do số lượng vật nuôi giảm

2.    Nhiệt độ thích hợp cho vật nuôi

-       ­Vật nuôi bé (Gà con, lợn con) cần nhiệt độ 30 – 340C

-       Vật nuôi lớn và trưởng thành cần nhiệt độ 18 – 250C

-       Vật nuôi lớn cần môi trường mát hơn nhưng lại thải ra lượng nhiệt lớn hơn thông qua hơi thở và bài tiết

-       Tuy nhiên, khi làm mát cho vật nuôi lớn thì vẫn phải đảm bảo vật nuôi bé không bị lạnh, thậm chí vẫn cần sưởi ấm cho vật nuôi bé vào mùa hè. Cần có chuồng úm riêng cho heo con theo mẹ.

-       Làm sao để đảm bảo ấm áp cho vật nuôi bé nhưng phải đảm bảo mát mẻ cho vật nuôi lớn?

3.    Nước và sự thông gió là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc xử lý nắng nóng

3.1. Tốc độ gió phù hợp trong chuồng nuôi trong mùa nắng nóng

          - Tránh gió thổi trực tiếp vào vật nuôi còn non

3.2. Vai trò của nước trong xử lý vấn đề nắng nóng

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể để tiêu hóa thức ăn và hạ nhiệt cơ thể thông qua bài tiết

- Giúp vật nuôi ăn tốt hơn trong mùa nắng nóng, giúp cho năng suất chăn nuôi không bị giảm sút

- Hơi ẩm của nước làm cho vật nuôi mát hơn, thải nhiệt nhanh hơn

Bảng 1: Lượng nước uống theo yêu cầu cho Gà

Loại Gà

Thời tiết

Lạnh < 200C (lit/ngày)

Nóng > 300C (lit/ngày)

Gà thịt

0.25

0.50

Gà đẻ

0.21

0.40

Gà thịt bố mẹ

0.30

0.60

 

AF white chickend 2

Chỉ có 2 máng uống/5 máng ăn trong khi lượng nước uống cần bằng  2 – 3 lần lượng thức ăn?

Bảng 3: Lượng nước uống theo yêu cầu cho Lợn

Loại Lợn

Núm uống

Thời tiết

Chiều cao lắp đặt (cm)

Tốc độ nước

(lít/phút)

Lạnh < 200C (lit/ngày)

Nóng > 300C (lit/ngày)

Lợn con

15 – 25

0.15 – 0.5

0.05 - 0.5

1.0 – 2.5

Lợn thịt

35 - 65

0.75 – 1.25

4.5

9.0

Lợn nái

65 - 90

2.0 – 2.5

15 - 20

25 - 40

 

4.    Những biện pháp đối phó với vấn đề nắng nóng trong mùa hè

4.1          Xây dựng chuồng trại đủ cao để cho thoáng mát hơn

-       Mái chuồng phải cao 3 – 3.4 m, nên làm chuồng 4 mái để thông gió tốt hơn

-       Với hệ thống chuồng hở có bể tắm cho vật nuôi là rất tốt trong mùa hè

-       Với chuồng hở cần làm hệ thống phun nước trên mái hoặc lợp mái bằng những chất liệu như lá cọ, tôn có lớp sơn khúc xạ ánh sáng mặt trời và có lớp xốp cách nhiệt

 

4.2          Cung cấp đủ nước uống cả về chất và lượng

-       Lý tưởng nhất là nước phải sạch mà người có thể uống được bình thường

-       Nước phải đủ mát 20-240C

-       Nước phải có áp lực vừa đủ và phù hợp với lứa tuổi, loại vật nuôi

-       Số lượng núm uống nước, vị trí đặt núm uống nước phải phù hợp. Thường xuyên kiểm tra việc hoạt động của các núm uống nước này.

-       Có thể bổ sung thêm Vitamin C, điện giải, đường gluco vào nước uống cho vật nuôi


 

Description: C:\Documents and Settings\Administrator\My Documents\photo\Henan Muyuan\DSC00278.JPG

                                                          Núm uống quá thấp, lợn uống được ít, nước chảy ướt chuồng

 

Description: PIC 044

                              Núm uống cho lợn nái cần lắp ở độ cao 65 – 90 cm

 

      Núm uống cần được lắp chếch góc từ 15 - 450

 

Thường xuyên kiểm tra nước uống trong mùa hè, cần đảm bảo luôn có đủ nước mát đạt tiêu chuẩn với tốc độ chảy phù hợp

4.3          Cung cấp thức ăn chất lượng cao cho vật nuôi

-       Những ngày nắng nóng, có thể hạn chế cho ăn (treo máng, tắt điện) vào thời điểm nóng từ 9 – 16h.

-       Thức ăn có chất lượng cao và cho vật nuôi ăn bổ sung vào ban đêm sẽ làm giảm thiểu sự thiếu hụt nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi trong những ngày nắng nóng.

4.4. Làm mát cho vật nuôi

          - Lắp “điều hòa nhiệt độ” cho vật nuôi

          Hệ thống làm mát

- Tắm cho vật nuôi 2 – 3 lần/ngày, có thể thực hiện với cả gà đẻ.

          - Lặp đặt hệ thống quạt gió, hạn chế quạt thổi trực tiếp vào vật nuôi, đặc biệt là vật nuôi non.

- Lắp đặt hệ thống phun sương trong chuồng, hệ thống nhỏ giọt (nhỏ nước lên lưng lợn nái).

 

-       Phủ rơm dạ hoặc chồng cây leo phủ kín mái chuồng nuôi

-       Trồng cây xanh hoặc dùng lưới đen che nắng cho khu vực sân chơi

-    Bồn nước cần được che tránh nắng làm nóng nước

 

             Hệ thống phun nước trên mái chuồng

Chống nóng cho chuồng nuôi bằng cây sắn dây

 

 

Đường ống nước cần được trôn dưới đất hoặc bọc bạt cách nhiệt để tránh ánh nắng làm nóng nước

Cần có lưới đen che nắng sân chơi cho vật nuôi

 

5.    Đặc biệt chú ý việc vận chuyển vật nuôi trong mùa nắng nóng

-       Chỉ tiến hành vận chuyển, nhập giống vào thời gian mát trong ngày (Sáng sớm, chiều mát và ban đêm)

-       Cần chú ý mật độ vật nuôi trên phương tiện vận chuyển

-       Không cho con giống ăn ngay khi mới nhập về, cần cho chúng uống nước có pha điện giải trước.

-       Nên cho thêm đá lạnh trên xe vận chuyển để làm mát, đặc biệt là với vật nuôi xuất chuồng. 

 

Phòng Kỹ thuật thị trường Công ty thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ - GOLD COIN Group

Điên thoại tư vấn: 0912 674 670 - 0944 656 161 - 0912 391 687 - 0947 266 161 - 0943 511 661 - 0912 394 004 - 0912 391 737 - 0912 391 441 - 0912 674 808